loi, bai, hat, lời bài hát

Thursday, December 11, 2014

Công dụng của cây mè

        Cây mè có nhiều công dụng như làm rau, làm thực phẩm, khai thác dầu mè, làm được liệu và dầu mè dùng trong công nghiệp. Hai sản phẩm chính của cây mè được xử dụng phổ biến nhất là hạt mè dùng làm thực phẩm và dầu mè.
        a-Đọt và lá non của cây mè được dùng làm rau
       Đọt và lá non của cây mè không độc, có thể được dùng làm rau dùng để luộc, xào, nấu canh, nhưng ít phổ biến.
        b-Hạt mè được dùng làm thực phẩm
       Dùng hạt mè làm thực phẩm là cách phổ biến nhất ở tất cả các nước có trồng hoa95c nhập khẩu hạt mè. Hạt mè được pha trộn trong nhiều loại thức ăn khác nhau vừa có mục đích trang trí vừa tạo ra hương vị hấp dẫn của nó.
        Các cách sử dụng hạt mè rang làm thực phẩm
        1-Muối mè

       Là món chấm khô truyền thống ở Việt Nam, Trung Quốc và nhiều nước Châu Á khác.
      Ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á, món chấm truyền thuống là muối mè (muối vừng). Được chế biến bằng cách rang muối hạt rồi đâm nhuyễn, hạt mè rang đâm xơ trộn lẩn muối đâm (hoặc muốt bọt), pha đường cát.
      Hổn hợp đơn giản này gọi là muối mè (muối vừng) là món chấm khô truyền thống của người Việt Nam. Muối mè dùng để chấm hoặc trộn với nhiều thực phẩm có chất bột như món khoai nấu, cơm nếp, bắp nấu, bánh vò, bánh đút…
       Hương vị vừa mặn, vừa ngọt vừa thơm của muối mè làm tăng khẩu vị các món ăn. Khi thiếu mè người ta thay chất béo bằng các loại hạt khác như đậu phọng, hạt điều cũng được mệnh danh là “muối mè”.
Picture
Muối mè nguyên chất
Picture
Muối mè đậu phọng.

Muối mè thương phẩm

       2-Hạt mè rang rắc trên thực phẩm tươi, xào, chiên, nấu, nướng

          Hạt mè rang, đặc biệt hạt mè trắng hay vàng được rắt trên bề mặt các món thực phẩm như gỏi, rau xào, thịt, cá chiên, thịt nấu vừa có tác dụng trang trí vừa tạo hương vị hấp dẫn cho các món ăn.
        Cách này được sử dụng phổ biến ở tất cả các nước.
        Ở Nam Á và Trung Đông, các món thịt nướng thường có rắc hạt mè rang sau khi thịt đã chín để trang trí và tăng hương vị.
Picture
Chả mè
Picture
Thịt nướng tẩm mè.

Cá kèo chiên mè

      3-Hạt mè tẩm trong lớp mặt của bánh nướng

           Các loại bánh nướng làm từ bột mì, bột gạo, bột sắn thường được tẩm hạt mè ở lớp mặt vừ để trang trí vừa tạo hương vị cho bánh như báng đa, bánh phòng, bánh mì, bánh ngọt các loại…
        Trong quá trình nướng bánh hạt mè cũng chín vàng (đối với mè trắng) và cũng được dùng mè đen như trong bánh phòng, bánh đa ở Việt Nam.
        Cách chế biến này rất phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới.
Picture
Bánh đa hạt mè.
Picture
Bánh mì hạt mè
Picture
Hamburger hạt mè.

       4-Hạt mè được tẩm trong các loại kẹo

         Ở Việt Nam hạt mè đen được chế ra loại mứt đặc biệt dùng để cúng “Ông Táo” trước tết cổ truyền được gọi là “Thèo lèo”. Thèo lèo là sản phẩm mứt đặc biệt để ăn trong dịp tết Nguyên Đán. Khi cúng “đưa” hoặc “rước” Ông Táo không thể thiếu món mứt Thèo lèo. Mứt thèo lèo vẻ bề ngoài trông không được đẹp mắt, như khi ăn có mùi thơm ngon, là món ăn báo hiệu “Tết đã đến rồi”.
         Mứt Thèo lèo có nguồn gốc ở Trung Quốc, là món truyền thống trong dịp Tết của người Trung Quốc và Việt Nam.

Picture
Kẹo mè xửng Huế.



      c- Dầu mè làm thực phẩm

           Dầu mè được xếp vào loại tốt nhất trong các loại dầu ăn do mùi vị và đặc trưng hóa học của nó.
        Ở Châu Âu và Bắc Mỹ người ta thích dầu mè hơn các loại dầu thực vật khác do trong cảm quan người ta thấy dầu mè không bị đông đặc trong nhiệt độ thấp so với các loại dầu thực vật khác. 
      Dầu mè được tẩm trong các món Salad thay cho dầu phọng, dầu cọ được xem như là một phong cách nấu ăn mới ở Châu Âu và Bắc Mỹ.
       Ở Châu Á, trong các món nấu chay dầu mè được ưa chuộng hơn mặc dù giá của chúng cao hơn so với các loại dầu thực vật khác.
Picture



             d-Dầu mè dùng trong công nghiệp
           Trong công nghiệp dầu mè được dùng trong nhiều lĩnh vực như:
           -Dùng trong được phẩm.
           -Dùng trong mỹ phẩm.
           -Dùng làm dầu bôi trơn cao cấp

      d-Các bộ phận cây mè được dùng làm thuốc

          Cây mè được chiết xuất làm dầu mè, có mùi thơm dễ chịu, gặp không khí lâu ngày không trở mùi... Nhưng ít ai biết, hạt mè còn dùng làm thuốc trị được một số bệnh.
        +Theo Đông y:
         Cây mè hay vừng (Sesamum indicum), tiếng Hán Việt gọi là "Hồ Ma" được nhiều dân tộc trên thế giới dùng làm thực phẩm và làm thuốc.
        Mè có hai loại trắng và đen, trong đó mè đen nhiều dược tính hơn nên được dùng làm thuốc chữa bệnh.
       Theo Đông y thì Hạt mè có tính ngọt, khí bình, không độc, bổ não, nhuận trường, giúp gan thanh lọc chất độc, bổ ngũ tạng, hư nhược, ích khí lực, đầy tủy não, bền gân cốt, sáng mắt, thêm thông minh, nuôi máu, cường thận, làm đen râu tóc, ngừa được phong tà, thêm sức chịu đựng đói khát, chủ trị thương phong, hư nhược tổn khí. Hạt mè có tác dụng ích khí, dưỡng huyết, nhuận táo, bổ trung, hòa ngũ tạng, chữa được chứng phong thấp, lỡ ngứa và hư lao. Dùng ngoài đắp trị sưng tấy, vết bỏng và làm cao dán nhọt.
      Lá vừng vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng ích khí, bổ não tủy, mạnh gân cốt, khỏi tê thấp. Nấu lá vừng làm nước gội đầu thường xuyên giúp tóc có màu đen mượt, da mặt thêm tươi tắn. Nếu giã lá vừng tươi vắt lấy nước cốt uống chữa được bệnh rong huyết.
      Theo sách ‘Bản thảo cương mục’ của Lý Thời Trân thì hạt mè bổ dưỡng ngũ tạng, ích khí lực, sống lâu, chưng với mật ong chữa được nhiều bệnh. 
       Theo sách ‘Nam dược thần hiệu’ của Tuệ Tĩnh thì: “Hạt mè vị ngọt, tính hàn, không độc, chất trơn, nhuận tràng, giải độc, tiêu nhiệt kết, sát khuẩn, chữa mụn lở rất công hiệu”.
        -Ở Trung Quốc: Chữ Hán gọi cây mè là Chi ma, hạt mè là Chi ma tử.
        Sử sách chép rằng, cây mè vốn ở nước Hồ (tên xưa kia của Ấn Độ), vì vậy người Trung Hoa còn gọi cây mè (kể cả mè đen) là Hồ ma và hạt mèlà Hồ ma tử. Ngoài ra, hạt mè còn được gọi với nhiều tên khác nhau như Du tử miêu, Duma, Cẩu sát, Cự thắng tiếng. 
        Sách y học Tiên Phương của Trung Quốc có ghi lại kinh nghiệm của người nước Lỗ ngày xưa dùng mè thay cơm, sống hơn 90 tuổi mà trông vẫn trẻ như thanh niên, ngày đi 300 dặm vẫn thấy bình thường, không mệt.
       Ở Trung Quốc và Ấn Độ, các phụ nữ thường nấu lá mè hoặc rễ mè để gội đầu cho đen tóc và chữa chứng rụng tóc. 
        -Ở Nhật Bản: Theo nhà Y triết dưỡng sinh Ohsawa, muối mè là món gia vị bổ dưỡng và quân bình âm dương nên có thể dùng hàng ngày với bất cứ thức ăn nào, đặc biệt muối mè ăn với gạo lức là thực đơn căn bản của phương pháp Thực Dưỡng Ohsawa (mè phải còn nguyên vỏ và muối phải là muối biển chưa tinh lọc đem rang). 
        Giáo sư Ohsawa cho rằng mè ép thành dầu dùng nấu món ăn rất tốt, đặc biệt cho hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn và hệ sinh dục. Đương nhiên dầu mè phải ép nguyên chất không pha tạp, không xử lý bằng hóa chất tổng hợp. Ngoài ra, dầu mè có tính giải độc mạnh, có thể dùng xức mụn nhọt, ghẻ lở, ngứa sần. Dùng nhỏ mắt nhặm, mắt đỏ, mắt hột, mắt kéo mây rất công hiệu. Khi táo bón, uống một hai muỗng cà phê dầu mè sống sẽ khỏi. Đàn bà sinh không đủ sức rặn, uống vài muỗng cà phê dầu mè, thai nhi sẽ mau ra; hoặc để sót nhau, uống vào sẽ trục được nhau.
       Giáo sư Ohsawa còn bày cách dùng dầu mè làm một loại dầu nóng rất công hiệu gọi là “dầu mè gừng”: giã gừng tươi vắt lấy nước cốt trộn với một lượng dầu mè tương đương, dùng xoa xát hay đánh gió khi cảm, sốt; xoa bóp khi nhức mỏi, tức, trặc, sưng, bầm; bôi vết lở ở lỗ tai, mũi, ghẻ lác, xức dầu trị gàu và rụng tóc.
       -Ở Iran và Châu Phi, người ta dùng cây mè làm thuốc thông kinh, nhuận trường và chữa bệnh ho. 
         -Dân da đỏ ở Mỹ và người Philipin dùng lá nhai nhỏ để đắp các vết thương.
         +Theo Tây y
        Theo phân tích của Tây y, trong mè có dồi dào chất đạm và chất béo chưa bão hòa (có tác dụng chống xơ vữa động mạch); ngoài ra, còn có nhiều sinh tố, đặc biệt sinh tố B1, B2, tiền sinh tố A (bổ mắt, chống bệnh quáng gà và mù do khô mắt), các chất khoáng như chất vôi, sắt, iốt (chống bướu cổ), v.v…, lại thêm chất sesamolin chống sự tan hóa (làm cho máu chua) và lão hóa (bị già cỗi) của cơ thể; chất lêxitin cần cho não và hệ sinh dục (tạo các kích thích tố kéo dài tuổi xuân).

1 comment: