Tên khác
Vị thuốc Vừng đen là tên gọi ở miền Bắc, miền Nam gọi là mè, tên khoa học là Sesamum indicum; Đông y gọi là Chi ma, Hồ ma, Hồ ma nhân, du tử miêu, cự thắng tử, bắc chi ma.
Tác dụng
Nó có tác dụng bổ ích can thận, dưỡng huyết, khu phong, nhuận tràng, bổ ngũ tạng, tăng khí lực, làm sáng mắt, phát triển bắp thịt, bổ ích tinh tủy.
Mặc dù phân tích hoá học không thấy khác biệt nhiều giữa thành phần cuả vừng trắng và vừng đen nhưng kinh nghiệm sử dụng chỉ dùng vừng đen với ý nghĩ màu đen đi vào thận nên vừng đen bổ thận.
Y học dân gian cho rằng nước sắc lá và rễ vừng đen bôi lên đầu làm tóc mọc tốt và đen hơn.
Hoa vừng đen vò nát đắp lên mắt làm dịu sưng đỏ.
Hạt vừng được dùng làm nhiều “Món ăn-bài thuốc”:
Kiêng kỵ
·Âm suy, cơ thể khô ráo.
Đơn thuốc kinh nghiệm
1- Đơn giản nhất là món Cháo mè đen ghi trong Thọ thân dưỡng lão tân thư. Cháo này thơm ngon, ngọt bùi. Nó là món ăn bổ dưỡng với dủ ba nhón thực phẩm chính là protein, lipid, glucid. Cháo này ghi trong sách Thọ thân dưỡng lão tân thư với lý do:
·Người gìa yếu răng, nuốt hay bị sặc, ăn cháo thật hợp lý.
·Vừng đen quân bình các chất bổ dưỡng
·Người gìa âm suy, tân dịch suy giảm.Vừng đen bổ âm, sinh tân dịch.
·Người gia thường bị táo bón, vừng làm phân trơn nhuận do bổ âm và có chất dầu, nghĩa là trị táo bón cả gốc lẫn ngọn. (xemgiải thích ở đoạn dưới)
2- Chè mè đen gồm mè đen, bột sắn dây, đường. Bài này bổ âm, giải nhiệt.
3- Tang ma hoàn gồm vừng đen và lá dâu. Giản tiện hơn là luộc lá dâu non rồi chấm với vừng. Đây là bài thuốc bổ âm an toàn và công hiệu. Món ăn này nhuận trường êm dịu, không gây đau thắt như các thuốc nhuận trường kích thích (lô hội = đảm nha, rễ Nhàu, Muồng…). táo bón có nhiều nguyên nhân:
·Thực phẩm thiếu chất xơ
·Gan tiết ít mật
·Ruột lười hoạt động, ít hoạt động cơ bắp.
· Không có thói quen đi cầu hàng ngày
Thuốc nhuận trường kích thích làm ruột co bóp ; dùng dài hạn có thể bị lờn. Điều nên làm là thay đổi thực đơn và tăng cường rau quả, vận động nhiều hơn, bổ âm và tân dịch. Tang ma hoàng nhuận trường với cơ chế:
·Cả hai đều bổ âm, sinh tân dịch
·Chất dầu cuả vừng làm phân trơn nhuận.
·Dầu vừng làm tăng tiết mật.
·Lá dâu kích thích nhu động ruột, làm cho phân không đóng tảng.
·Bài này trị bệnh táo bón cả gốc lẫn ngọn.
Một số tài liệu ghi rằng bài này trị được cao huyết áp,nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, tay chân tê dại..đó là những chứng do âm hư và can thận hư.
4- Cháo mè-khoai mỡ làm giảm cholesterol và ngưà xơ động mạch với cơ chế sau đây:
·Khoai mỡ khoá hoạt tính cuả cholesterol trong mật và thực phẩm để bài xuất theo phân.
·Mè đen kích thích gan tiết mật, giảm cholesterol-huyết.
·Bệnh tim mạch có nguồn gốc sâu xa là âm suy. Mè đen và khoai mỡ đều bổ âm.
4- Tăng tiết mật, ngưà sỏi mật.
* Dầu mè làm tăng tiết mật.
·Licithin cuả vừng bổ sung lecithin trong mật, tăng chất lượng mật.
·Chúng ta biết rằng một trong các nguyên nhân chính gây sỏi thận do cholesterol trong mật quá mức bão hoà nên kết tinh. Lecithin cuả vừng giúp nhũ hoá cholesterol nên không tạo sỏi. Dđồng thời vừng làm tăng tiết mật nên có khả năng đẩy sỏi nhỏ vào ruột.
4- Món ăn-bài thuốc lợi sữa. Mè đen rang cho vào canh mướp.Cả hai vị đều lợi sữa. Mè đen làm tăng khẩu vị món canh mướp.
5- Dầu mè trị viêm nướu răng. Thành phần không xà phòng hoá trong dầu mè có khả năng chống viêm nha chu.
6- Bổ xương và trị thoái hoá khớp.
- Vừng có liên quan gì đến xương đâu mà bảo bổ xương ?
- 100g vừng có 1257mg calci và 3,1mg mangan. Trên lý thuyết là vừng có nhiều calci hơn các thực phẩm thực vật khác. Tuy nhiên ít ai ăn 100g vừng cho nên bảo vừng bổ xương có quá đáng không ?
- Mè den bổ thận mà thận chủ cốt tuỷ cho nên bảo thận bổ xương cũng không sai.
- Có người cho rằng vừng chống thoái hoá khớp là điều cần xét lại.
- Khớp xương tiếp nối hai đầu xương. Khớp gồm một màng bao bọc quanh đầu xương, sụn mềm và chất nhầy. Thoái hoá khớp có thể do mô sụn bị mài mòn mà không tái tạo, cũng có thể do thiếu chất nhày. Thoái hoá khớp có những biểu hiện: đau tại khớp, sưng, hoạt động khó khăn, cứng khớp vào buổi sáng khi mới ngủ dậy. Thoái hoá khớp liên quan đếns ự lão hoá, do giảm tốc độ sinh chondrocyte và giảm chất nhầy.
- Thảo nào các cụ bảo nhau: hết nhớt, khô nhớt rồi !
- Vừng cải thiện sự thoái hoá khớp với cơ chế:
·Chống lão hoá.Mangan cuả vừng tham gia cấu trúc enzym super oxyd dismuthase (SOD), một enzym quan trọng trong quá trình oxyd hoá. Bên cạnh đó, selenium là co-enzym cuả glutathion peroxydase cũng phong toả gốc tự do, chống lão hoá.
·Mangan còn tham gia tái tạo khung sụn.
·Protein và lipid cuả vừng cung cấp nguyên liệu tổng hợp chondroitin cho dịch khớp.
·Vừng đen đi vào thận nên bổ ích xương tủy.
7- Ma tử nhân hoàn (Thương hàn luận) gồm:Hồ ma nhân, Hạnh nhân, Hậu phác, Đại hoàng, Chỉ thực, Thược dược. Bài này nhuận trường thông tiện. Trị táo bón kéo dài, táo bón do lão suy
Giải phương như sau:
·Hồ ma nhân: nhuận tràng, thông tiện.
·Hạnh nhân: giáng khí nhuận tràng.
·Thược dược dưỡng âm hoà can.
·Chỉ thực tán kết.
·Hậu phác tiêu thực
·Đại hoàng thông hạ. Bài này dùng ít Đại hoàng.
Bào chế
Để làm muối vừng, cần rang nóng cho thơm rồi gĩa vỡ hạt vừng, dầu vừng ứa ra sẽ thơm ngon hơn, tuy nhiên ca dao lại có câu:
Vò thì vò đỗ vò vừng,
Như đây với đó xin đừng vò nhau.
100mg Vừng đen sinh 560 calcori, có thành phần như sau: 7,2g nước, 19g protein, 50g lipid, 18g glucid, 780ng photpho, 620mg kali, 1257mg calci, 347mg manhê, 1,1mg đồng, 11,5mg sắt, 3,1mg mangan, 5mg nicotinamid. Ngoài ra còn có lecithin, phytin, cholin.
Đông y dùng Vừng đen làm thuốc.
Thành phần hóa học
100g Vừng trắng sinh 587 calori, có thành phần như sau: 7,2g nước, 25g protein, 55g lipid 6,9g glucid, 702mg photpho, 423mg kali, 71mg calci, 220mg manhê, 1mg đồng, 4,3mg sắt, 2,2mg mangan, 6mg nicotinamid.
Dầu vừng làm từ vừng trắng ; nó có 40% acid béo nhiều nối đôi, 40% acid béo một nối đôi, 18% acid béo bão hoà. Tỷ lệ 4.4.1 đạt tiêu chuẩn vì yêu cầu lý thuyết là mỗi thứ 1/3, nhưng trong thức ăn hàng ngày thường có acid béo bão hoà ; dầu vừng ít acid béo bão hoà, phối hợp chung thành mỗi thứ 1/3. Như vậy ăn dầu vừng tốt hơn dầu dưà, dầu cọ. Dầu vừng để lâu không bị ôi– Trước khi chiên rán thức ăn cần để ráo nước vì những hạt nước làm cho dầu bắn tung toé dễ bị phỏng. Để tránh tai nạn, hãy cho vào hạt muối vào chảo dầu, đợi khi muối tan hãy cho thức ăn vào, dầu sẽ không bắn lên nữa. Đây là bí quyết cuả các bà nội trợ, chưa được lý giải thoả đáng.
Tính vị
Nó có vị ngọt, tính bình, không độc.
(trích thaythuoccuaban.com)
No comments:
Post a Comment