loi, bai, hat, lời bài hát

Thursday, December 11, 2014

Công dụng của cây mè

        Cây mè có nhiều công dụng như làm rau, làm thực phẩm, khai thác dầu mè, làm được liệu và dầu mè dùng trong công nghiệp. Hai sản phẩm chính của cây mè được xử dụng phổ biến nhất là hạt mè dùng làm thực phẩm và dầu mè.
        a-Đọt và lá non của cây mè được dùng làm rau
       Đọt và lá non của cây mè không độc, có thể được dùng làm rau dùng để luộc, xào, nấu canh, nhưng ít phổ biến.
        b-Hạt mè được dùng làm thực phẩm
       Dùng hạt mè làm thực phẩm là cách phổ biến nhất ở tất cả các nước có trồng hoa95c nhập khẩu hạt mè. Hạt mè được pha trộn trong nhiều loại thức ăn khác nhau vừa có mục đích trang trí vừa tạo ra hương vị hấp dẫn của nó.
        Các cách sử dụng hạt mè rang làm thực phẩm
        1-Muối mè

       Là món chấm khô truyền thống ở Việt Nam, Trung Quốc và nhiều nước Châu Á khác.
      Ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á, món chấm truyền thuống là muối mè (muối vừng). Được chế biến bằng cách rang muối hạt rồi đâm nhuyễn, hạt mè rang đâm xơ trộn lẩn muối đâm (hoặc muốt bọt), pha đường cát.
      Hổn hợp đơn giản này gọi là muối mè (muối vừng) là món chấm khô truyền thống của người Việt Nam. Muối mè dùng để chấm hoặc trộn với nhiều thực phẩm có chất bột như món khoai nấu, cơm nếp, bắp nấu, bánh vò, bánh đút…
       Hương vị vừa mặn, vừa ngọt vừa thơm của muối mè làm tăng khẩu vị các món ăn. Khi thiếu mè người ta thay chất béo bằng các loại hạt khác như đậu phọng, hạt điều cũng được mệnh danh là “muối mè”.
Picture
Muối mè nguyên chất
Picture
Muối mè đậu phọng.

Muối mè thương phẩm

       2-Hạt mè rang rắc trên thực phẩm tươi, xào, chiên, nấu, nướng

          Hạt mè rang, đặc biệt hạt mè trắng hay vàng được rắt trên bề mặt các món thực phẩm như gỏi, rau xào, thịt, cá chiên, thịt nấu vừa có tác dụng trang trí vừa tạo hương vị hấp dẫn cho các món ăn.
        Cách này được sử dụng phổ biến ở tất cả các nước.
        Ở Nam Á và Trung Đông, các món thịt nướng thường có rắc hạt mè rang sau khi thịt đã chín để trang trí và tăng hương vị.
Picture
Chả mè
Picture
Thịt nướng tẩm mè.

Cá kèo chiên mè

      3-Hạt mè tẩm trong lớp mặt của bánh nướng

           Các loại bánh nướng làm từ bột mì, bột gạo, bột sắn thường được tẩm hạt mè ở lớp mặt vừ để trang trí vừa tạo hương vị cho bánh như báng đa, bánh phòng, bánh mì, bánh ngọt các loại…
        Trong quá trình nướng bánh hạt mè cũng chín vàng (đối với mè trắng) và cũng được dùng mè đen như trong bánh phòng, bánh đa ở Việt Nam.
        Cách chế biến này rất phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới.
Picture
Bánh đa hạt mè.
Picture
Bánh mì hạt mè
Picture
Hamburger hạt mè.

       4-Hạt mè được tẩm trong các loại kẹo

         Ở Việt Nam hạt mè đen được chế ra loại mứt đặc biệt dùng để cúng “Ông Táo” trước tết cổ truyền được gọi là “Thèo lèo”. Thèo lèo là sản phẩm mứt đặc biệt để ăn trong dịp tết Nguyên Đán. Khi cúng “đưa” hoặc “rước” Ông Táo không thể thiếu món mứt Thèo lèo. Mứt thèo lèo vẻ bề ngoài trông không được đẹp mắt, như khi ăn có mùi thơm ngon, là món ăn báo hiệu “Tết đã đến rồi”.
         Mứt Thèo lèo có nguồn gốc ở Trung Quốc, là món truyền thống trong dịp Tết của người Trung Quốc và Việt Nam.

Picture
Kẹo mè xửng Huế.



      c- Dầu mè làm thực phẩm

           Dầu mè được xếp vào loại tốt nhất trong các loại dầu ăn do mùi vị và đặc trưng hóa học của nó.
        Ở Châu Âu và Bắc Mỹ người ta thích dầu mè hơn các loại dầu thực vật khác do trong cảm quan người ta thấy dầu mè không bị đông đặc trong nhiệt độ thấp so với các loại dầu thực vật khác. 
      Dầu mè được tẩm trong các món Salad thay cho dầu phọng, dầu cọ được xem như là một phong cách nấu ăn mới ở Châu Âu và Bắc Mỹ.
       Ở Châu Á, trong các món nấu chay dầu mè được ưa chuộng hơn mặc dù giá của chúng cao hơn so với các loại dầu thực vật khác.
Picture



             d-Dầu mè dùng trong công nghiệp
           Trong công nghiệp dầu mè được dùng trong nhiều lĩnh vực như:
           -Dùng trong được phẩm.
           -Dùng trong mỹ phẩm.
           -Dùng làm dầu bôi trơn cao cấp

      d-Các bộ phận cây mè được dùng làm thuốc

          Cây mè được chiết xuất làm dầu mè, có mùi thơm dễ chịu, gặp không khí lâu ngày không trở mùi... Nhưng ít ai biết, hạt mè còn dùng làm thuốc trị được một số bệnh.
        +Theo Đông y:
         Cây mè hay vừng (Sesamum indicum), tiếng Hán Việt gọi là "Hồ Ma" được nhiều dân tộc trên thế giới dùng làm thực phẩm và làm thuốc.
        Mè có hai loại trắng và đen, trong đó mè đen nhiều dược tính hơn nên được dùng làm thuốc chữa bệnh.
       Theo Đông y thì Hạt mè có tính ngọt, khí bình, không độc, bổ não, nhuận trường, giúp gan thanh lọc chất độc, bổ ngũ tạng, hư nhược, ích khí lực, đầy tủy não, bền gân cốt, sáng mắt, thêm thông minh, nuôi máu, cường thận, làm đen râu tóc, ngừa được phong tà, thêm sức chịu đựng đói khát, chủ trị thương phong, hư nhược tổn khí. Hạt mè có tác dụng ích khí, dưỡng huyết, nhuận táo, bổ trung, hòa ngũ tạng, chữa được chứng phong thấp, lỡ ngứa và hư lao. Dùng ngoài đắp trị sưng tấy, vết bỏng và làm cao dán nhọt.
      Lá vừng vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng ích khí, bổ não tủy, mạnh gân cốt, khỏi tê thấp. Nấu lá vừng làm nước gội đầu thường xuyên giúp tóc có màu đen mượt, da mặt thêm tươi tắn. Nếu giã lá vừng tươi vắt lấy nước cốt uống chữa được bệnh rong huyết.
      Theo sách ‘Bản thảo cương mục’ của Lý Thời Trân thì hạt mè bổ dưỡng ngũ tạng, ích khí lực, sống lâu, chưng với mật ong chữa được nhiều bệnh. 
       Theo sách ‘Nam dược thần hiệu’ của Tuệ Tĩnh thì: “Hạt mè vị ngọt, tính hàn, không độc, chất trơn, nhuận tràng, giải độc, tiêu nhiệt kết, sát khuẩn, chữa mụn lở rất công hiệu”.
        -Ở Trung Quốc: Chữ Hán gọi cây mè là Chi ma, hạt mè là Chi ma tử.
        Sử sách chép rằng, cây mè vốn ở nước Hồ (tên xưa kia của Ấn Độ), vì vậy người Trung Hoa còn gọi cây mè (kể cả mè đen) là Hồ ma và hạt mèlà Hồ ma tử. Ngoài ra, hạt mè còn được gọi với nhiều tên khác nhau như Du tử miêu, Duma, Cẩu sát, Cự thắng tiếng. 
        Sách y học Tiên Phương của Trung Quốc có ghi lại kinh nghiệm của người nước Lỗ ngày xưa dùng mè thay cơm, sống hơn 90 tuổi mà trông vẫn trẻ như thanh niên, ngày đi 300 dặm vẫn thấy bình thường, không mệt.
       Ở Trung Quốc và Ấn Độ, các phụ nữ thường nấu lá mè hoặc rễ mè để gội đầu cho đen tóc và chữa chứng rụng tóc. 
        -Ở Nhật Bản: Theo nhà Y triết dưỡng sinh Ohsawa, muối mè là món gia vị bổ dưỡng và quân bình âm dương nên có thể dùng hàng ngày với bất cứ thức ăn nào, đặc biệt muối mè ăn với gạo lức là thực đơn căn bản của phương pháp Thực Dưỡng Ohsawa (mè phải còn nguyên vỏ và muối phải là muối biển chưa tinh lọc đem rang). 
        Giáo sư Ohsawa cho rằng mè ép thành dầu dùng nấu món ăn rất tốt, đặc biệt cho hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn và hệ sinh dục. Đương nhiên dầu mè phải ép nguyên chất không pha tạp, không xử lý bằng hóa chất tổng hợp. Ngoài ra, dầu mè có tính giải độc mạnh, có thể dùng xức mụn nhọt, ghẻ lở, ngứa sần. Dùng nhỏ mắt nhặm, mắt đỏ, mắt hột, mắt kéo mây rất công hiệu. Khi táo bón, uống một hai muỗng cà phê dầu mè sống sẽ khỏi. Đàn bà sinh không đủ sức rặn, uống vài muỗng cà phê dầu mè, thai nhi sẽ mau ra; hoặc để sót nhau, uống vào sẽ trục được nhau.
       Giáo sư Ohsawa còn bày cách dùng dầu mè làm một loại dầu nóng rất công hiệu gọi là “dầu mè gừng”: giã gừng tươi vắt lấy nước cốt trộn với một lượng dầu mè tương đương, dùng xoa xát hay đánh gió khi cảm, sốt; xoa bóp khi nhức mỏi, tức, trặc, sưng, bầm; bôi vết lở ở lỗ tai, mũi, ghẻ lác, xức dầu trị gàu và rụng tóc.
       -Ở Iran và Châu Phi, người ta dùng cây mè làm thuốc thông kinh, nhuận trường và chữa bệnh ho. 
         -Dân da đỏ ở Mỹ và người Philipin dùng lá nhai nhỏ để đắp các vết thương.
         +Theo Tây y
        Theo phân tích của Tây y, trong mè có dồi dào chất đạm và chất béo chưa bão hòa (có tác dụng chống xơ vữa động mạch); ngoài ra, còn có nhiều sinh tố, đặc biệt sinh tố B1, B2, tiền sinh tố A (bổ mắt, chống bệnh quáng gà và mù do khô mắt), các chất khoáng như chất vôi, sắt, iốt (chống bướu cổ), v.v…, lại thêm chất sesamolin chống sự tan hóa (làm cho máu chua) và lão hóa (bị già cỗi) của cơ thể; chất lêxitin cần cho não và hệ sinh dục (tạo các kích thích tố kéo dài tuổi xuân).

Tác dụng của dầu mè đen nguyên chất


 Vừng đen, vung den, hồ ma nhân, ho ma nhan - vị thuốcTên  khác
Vị thuốc Vừng đen là tên gọi ở miền Bắc, miền Nam gọi là mè, tên khoa học là Sesamum indicum; Đông y gọi là Chi ma, Hồ ma, Hồ ma nhân, du tử miêu, cự thắng tử, bắc chi ma.
 Vừng đen, vung den, hồ ma nhân, ho ma nhan - vị thuốcTác dụng
 Nó có tác dụng bổ ích can thận, dưỡng huyết, khu phong, nhuận tràng, bổ ngũ tạng, tăng khí lực, làm sáng mắt, phát triển bắp thịt, bổ ích tinh tủy.
 Mặc dù phân tích hoá học không thấy khác biệt nhiều giữa thành phần cuả vừng trắng và vừng đen nhưng kinh nghiệm sử dụng chỉ dùng vừng đen với ý nghĩ màu đen đi vào thận nên vừng đen bổ thận.
Y học dân gian cho rằng nước sắc lá và rễ  vừng đen bôi lên đầu làm tóc mọc tốt và đen hơn.
Hoa vừng đen vò nát đắp lên mắt làm dịu sưng đỏ.
Hạt vừng được dùng làm nhiều “Món ăn-bài thuốc”:
 Vừng đen, vung den, hồ ma nhân, ho ma nhan - vị thuốcKiêng kỵ
·Âm suy, cơ thể khô ráo.
 Vừng đen, vung den, hồ ma nhân, ho ma nhan - vị thuốcĐơn thuốc kinh nghiệm
1-  Đơn giản nhất là món Cháo mè đen ghi trong Thọ thân dưỡng lão tân thư. Cháo này thơm ngon, ngọt bùi. Nó là món ăn bổ dưỡng với dủ ba nhón thực phẩm chính là protein, lipid, glucid. Cháo này ghi trong sách Thọ thân dưỡng lão tân thư  với lý do:
·Người gìa yếu răng, nuốt hay bị sặc, ăn cháo thật hợp lý.
·Vừng đen quân bình các chất bổ dưỡng
·Người gìa âm suy, tân dịch suy giảm.Vừng đen bổ âm, sinh tân dịch.
·Người gia thường bị táo bón, vừng làm phân trơn nhuận do bổ âm và có chất dầu, nghĩa là trị táo bón cả gốc lẫn ngọn. (xemgiải thích ở đoạn dưới)
2- Chè mè đen gồm mè đen, bột sắn dây, đường. Bài này bổ âm, giải nhiệt.
3- Tang ma hoàn gồm vừng đen và lá dâu. Giản tiện hơn là luộc lá dâu non rồi chấm với vừng. Đây là bài thuốc bổ âm an toàn và công hiệu. Món ăn này nhuận trường êm dịu, không gây đau thắt như các thuốc nhuận trường kích thích (lô hội = đảm nha, rễ Nhàu, Muồng…). táo bón có nhiều nguyên nhân:
·Thực phẩm thiếu chất xơ
·Gan tiết ít mật
·Ruột lười hoạt động, ít hoạt động cơ bắp.
· Không có thói quen đi cầu hàng ngày
Thuốc nhuận trường kích thích làm ruột co bóp ; dùng dài hạn có thể bị lờn. Điều nên làm là thay đổi thực đơn và tăng cường rau quả, vận động nhiều hơn, bổ âm và tân dịch. Tang ma hoàng nhuận trường với cơ chế:
·Cả hai đều bổ âm, sinh tân dịch
·Chất dầu cuả vừng làm phân trơn nhuận.
·Dầu vừng làm tăng tiết mật.
·Lá dâu kích thích nhu động ruột, làm cho phân không đóng tảng.
·Bài này trị bệnh táo bón cả gốc lẫn ngọn.
Một số tài liệu ghi rằng bài này trị được cao huyết áp,nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, tay chân tê dại..đó là những chứng do âm hư và can thận hư.
4- Cháo mè-khoai mỡ làm giảm cholesterol và ngưà xơ động mạch với cơ chế sau đây:
·Khoai mỡ khoá hoạt tính cuả cholesterol trong mật và thực phẩm để bài xuất theo phân.
·Mè đen kích thích gan tiết mật, giảm cholesterol-huyết.
·Bệnh tim mạch có nguồn gốc sâu xa là âm suy. Mè đen và khoai mỡ đều bổ âm.
4- Tăng tiết mật, ngưà sỏi mật.
* Dầu mè làm tăng tiết mật.
·Licithin  cuả vừng bổ sung lecithin trong mật, tăng chất lượng mật.
·Chúng ta biết rằng một trong các nguyên nhân chính gây sỏi thận do cholesterol trong mật quá mức bão hoà nên kết tinh. Lecithin cuả vừng giúp nhũ hoá cholesterol nên không tạo sỏi. Dđồng thời vừng làm tăng tiết mật nên có khả năng đẩy sỏi nhỏ vào ruột.
4- Món ăn-bài thuốc lợi sữa. Mè đen rang cho vào canh mướp.Cả hai vị đều lợi sữa. Mè đen làm tăng khẩu vị món canh mướp.
5- Dầu mè trị viêm nướu răng. Thành phần không xà phòng hoá trong dầu mè có khả năng chống viêm nha chu.
6- Bổ xương và trị thoái hoá khớp.
-  Vừng có liên quan gì đến xương đâu mà bảo bổ xương ?
- 100g vừng có 1257mg calci và 3,1mg mangan. Trên lý thuyết là vừng có nhiều calci hơn các thực phẩm thực vật khác. Tuy nhiên ít ai ăn 100g vừng cho nên bảo vừng bổ xương có quá đáng không ?
- Mè den bổ thận mà thận chủ cốt tuỷ cho nên bảo thận bổ xương cũng không sai.
- Có người cho rằng vừng chống thoái hoá khớp là điều cần xét lại.
- Khớp xương tiếp nối hai đầu xương. Khớp gồm một màng bao bọc quanh đầu xương, sụn mềm và chất nhầy. Thoái hoá khớp có thể do mô sụn bị mài mòn mà không tái tạo, cũng có thể do thiếu chất nhày. Thoái hoá khớp có những biểu hiện: đau tại khớp, sưng, hoạt động khó khăn, cứng khớp vào buổi sáng  khi mới ngủ dậy. Thoái hoá khớp liên quan đếns ự lão hoá, do giảm tốc độ sinh chondrocyte và giảm chất nhầy.
- Thảo nào các cụ bảo nhau: hết nhớt, khô nhớt rồi !
- Vừng cải thiện sự thoái hoá khớp với cơ chế:
·Chống lão hoá.Mangan cuả vừng tham gia cấu trúc enzym super oxyd dismuthase (SOD), một enzym quan trọng trong quá trình oxyd hoá. Bên cạnh đó, selenium là co-enzym cuả glutathion peroxydase cũng phong toả gốc tự do, chống lão hoá.
·Mangan còn tham gia tái tạo khung sụn.
·Protein và lipid cuả vừng cung cấp nguyên liệu tổng hợp chondroitin cho dịch khớp.
·Vừng đen đi vào thận nên bổ ích xương tủy.
7- Ma tử nhân hoàn (Thương hàn luận) gồm:Hồ ma nhân, Hạnh nhân, Hậu phác, Đại hoàng, Chỉ thực, Thược dược. Bài này nhuận trường thông tiện. Trị táo bón kéo dài, táo bón do lão suy
  Giải phương như sau:
·Hồ ma nhân: nhuận tràng, thông tiện.
·Hạnh nhân: giáng khí nhuận tràng.
·Thược dược dưỡng âm hoà can.
·Chỉ thực tán kết.
·Hậu phác tiêu thực
·Đại hoàng thông hạ. Bài này dùng ít Đại hoàng.
 Vừng đen, vung den, hồ ma nhân, ho ma nhan - vị thuốcBào chế
Để làm muối vừng, cần rang nóng cho thơm rồi gĩa vỡ hạt vừng, dầu vừng ứa ra sẽ thơm ngon hơn, tuy nhiên ca dao lại có câu:
Vò thì vò đỗ vò vừng,
Như đây với đó xin đừng vò nhau.
100mg Vừng đen sinh 560 calcori, có thành phần như sau: 7,2g nước, 19g protein, 50g lipid, 18g glucid, 780ng photpho,  620mg kali, 1257mg calci, 347mg manhê, 1,1mg đồng, 11,5mg sắt, 3,1mg mangan, 5mg nicotinamid. Ngoài ra còn có lecithin, phytin, cholin.
Đông y dùng Vừng đen làm thuốc.
 Vừng đen, vung den, hồ ma nhân, ho ma nhan - vị thuốcThành phần hóa học
100g Vừng trắng sinh 587 calori, có thành phần như sau: 7,2g nước, 25g protein, 55g lipid 6,9g glucid, 702mg photpho, 423mg kali, 71mg calci, 220mg manhê, 1mg đồng, 4,3mg sắt, 2,2mg mangan, 6mg nicotinamid.
Dầu vừng làm từ vừng trắng ; nó có 40% acid béo nhiều nối đôi, 40% acid béo một nối đôi, 18% acid béo bão hoà. Tỷ lệ 4.4.1 đạt tiêu chuẩn vì yêu cầu lý thuyết là mỗi thứ 1/3, nhưng trong thức ăn hàng ngày thường có acid béo bão hoà ; dầu vừng ít acid béo bão hoà, phối hợp chung thành mỗi thứ 1/3. Như vậy ăn dầu vừng tốt hơn dầu dưà, dầu cọ. Dầu vừng để lâu không bị ôi– Trước khi chiên rán thức ăn cần để ráo nước vì những hạt nước làm cho dầu bắn tung toé dễ bị phỏng. Để tránh tai nạn, hãy cho vào hạt muối vào chảo dầu, đợi khi muối tan hãy cho thức ăn vào, dầu sẽ không bắn lên nữa. Đây là bí quyết cuả các bà nội trợ, chưa được lý giải thoả đáng.
 Vừng đen, vung den, hồ ma nhân, ho ma nhan - vị thuốcTính vị
 Nó có vị ngọt, tính bình, không độc.
(trích thaythuoccuaban.com)
Saturday, September 21, 2013

Dầu mè nguyên chất là dinh dưỡng khuyên dùng trong ăn uống hàng ngày

Mè (hay còn gọi là vừng) là một loại thực vật thường được trồng rất nhiều tại các nước nhiệt đới và ôn đới thuộc vùng Á Châu. Hạt của nó rất nhỏ nhưng lại chứa rất nhiều dầu. Có hai loại mè: Mè hạt đen thường được gọi là mè đen và mè hạt trắng thì thường được gọi là mè trắng. Kinh nghiệm và các bài thuốc dân gian đa số đều sử dụng mè đen chứ không đề cập nhiều đến mè trắng. Dầu mè đen chứa rất nhiều khoáng chất và protein có phẩm chất cao, rất thích hợp cho sự ăn uống và dinh dưỡng của con người.
Tuesday, September 3, 2013

Cách làm món gà om dầu mè (vừng)

Vị ngọt của gà, mùi thơm của dầu vừng quyện vào nhau làm cho món ăn vô cùng hấp dẫn.

Nguyên liệu làm món gà om dầu mè (vừng):
1 muỗng rượu gạo
2 muỗng dầu mè(vừng)

Cách phân biệt dầu mè nguyên chất thật hay giả

Theo xu thế hiện nay, những sản phẩm từ thiên nhiên rất được mọi người lựa chọn thay cho những sản phẩm công nghiệp. Bởi lý do nó có thể mang đến tính an toàn cho người sử dụng, tránh những hóa chất độc hại cũng như những pha chế công nghiệp.
Tuesday, August 13, 2013

Mua dầu mè đen nguyên chất ở đâu tốt nhất

Trong thời gian trước gia đình mình có ép dầu mè để sử dụng. Mẹ mình dùng đẻ trị tóc bạc, mình thì dùng để trị mụn và mịn da. Sau này, mình tìm hiểu thì dầu mè có rất nhiều công dụng tốt trong việc chữa bệnh cũng như làm đẹp. Một mặt, dầu mè có công dụng tốt để chữa bệnh mà hiếm loại dầu nào có được
dầu mè đen nguyên chất

Sunday, August 4, 2013

Cách nấu chè mè (vừng) đen ngon

Chè mè đen, mát ngon dễ nấu
Vừng mè đen có chứa dầu, protein, nhiều vitamin E, axit folic
Hạt vừng (mè) đen có tác dụng chữa nhiều bệnh và có tác dụng tăng cường dinh dưỡng, bổ máu, làm đẹp da, mượt tóc. Vừng mè đen còn trị chứng thiếu máu, chóng mặt, giúp tiêu hóa tốt.

Món chè vừng mè rất thơm ngon lại có công dụng tuyệt vời trong làm đẹp và cải thiện sức khỏe. Mời bạn tham khảo cách làm đơn giản sau cho món ăn bỗ dưỡng này.


Tác dụng (công dụng) của vừng (mè) đen với bà bầu

Vừng đen làm đẹp cho bà bầu


Dinh dưỡng trong vừng (mè) đen

Trong hạt vừng đen có chứa nhiều dưỡng chất như protein (chất đạm), lipit (chất béo), gluxit (chất đường bột), Kcalo nhiệt lượng, canxi, photpho, sắt; và các vitamin như: B1, Vitamin B2, niacin. Ngoài ra còn có folic acid, saccharose, pentose, hắc sắc tố... Đặc biệt, hàm lượng vitamin E trong hạt vừng rất lớn, đứng hàng đầu trong các loại thực phẩm, trong 100g vừng đen có tới 5,14mg vitamin E.
Sunday, July 28, 2013

Phương pháp nhai dầu mè có chữa bệnh được hay không ?

(Phương pháp nhai dầu mè có chữa bệnh được hay không ?) Việc chữa bệnh bằng phương pháp nhai dầu hướng dương hay dầu mè (vừng) là liệu pháp chữa bệnh do bác sĩ y khoa F.Karach đưa ra vào năm 1996 và được áp dụng rộng rãi trên thế giới từ năm 2005 trở đi.

Mè đen và Dầu mè (vừng) đen có tác dụng chữa bệnh

Mè đen đãi sạch rồi rang sơ, tán (giã) bột, mỗi ngày ăn 15 – 20g, xôi đậu hoặc hoà nước chín rồi uống, có thể ăn với cơm.

Tác dụng của dầu mè (vừng) đen

Dầu mè là loại dầu thực vật, có tác dụng tốt trong việc cải thiện sức khỏe chữa bệnh và dành cho làm đẹp
dầu mè (vừng)

Theo đông y, mè đen vị ngọt, tính bình, tác dụng dưỡng huyết, nhuận táo, bổ ngũ tạng, hư nhược, ích khí lực, bền gân cốt, sáng mắt, thêm thông minh, dùng ngoài đắp trị sưng tấy, vết bỏng và làm cao dán nhọt. Mè đen còn giúp bổ gan thận, bồi bổ tinh dịch, dưỡng huyết ích khí, làm đen tóc, mịn da, mạnh gân cốt, bổ hư, dưỡng ngũ tạng, thính tai, sáng mắt, rất tốt cho người thiếu máu, tóc bạc sớm, đặc biệt là rất bổ cho người già, sản phụ thiếu sữa. Lá mè có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng ích khí, bổ não tủy, mạnh gân cốt, khỏi tê thấp. Nấu lá vừng làm nước gội đầu thường xuyên giúp tóc có màu đen mượt. Nếu giã lá vừng tươi vắt lấy nước cốt uống chữa được bệnh rong huyết.

Dầu mè (vừng) là dầu gì, làm từ đâu ?

Dầu mè hay còn gọi dầu vừng là loại dầu thực vật được làm từ hạt mè, có mùi hơi nồng, có tác dụng tốt trong việc cải thiện sức khỏe chữa bệnh và làm đẹp.